| |
|
| |
| Chẳng phải nữ sinh, là cô gái “dạt nhà” thì sao?Thứ hai, ngày 16 tháng năm năm 2011 | |
| | Mon May 16, 2011 6:37 pm | | [Thành viên] - le cong minhModerators
| Giới tính : Posts : 75 Points : 5183 Thanked : 5 Birthday : 19/04/1990 Join date : 26/04/2011 Age : 34 Đến từ : Bến Tre
| Giới tính : Posts : 75 Points : 5183 Thanked : 5 Birthday : 19/04/1990 Join date : 26/04/2011 Age : 34 Đến từ : Bến Tre
| | Tiêu đề: Chẳng phải nữ sinh, là cô gái “dạt nhà” thì sao?Thứ hai, ngày 16 tháng năm năm 2011 | |
| | | | | | Tiêu đề: Chẳng phải nữ sinh, là cô gái “dạt nhà” thì sao?Thứ hai, ngày 16 tháng năm năm 2011
| | | | (TT&VH) - Sau gần 1 tuần bày tỏ biết bao lời “thương hoa tiếc ngọc”, rồi thì lên án những hành vi bạo lực ở chốn học đường xung quanh clip được đặt tên là “Sốc với clip nữ sinh trường X... lột áo bạn”; giờ đây, cộng đồng mạng lại một phen ngã bổ ngửa, khi biết rằng nạn nhân và thủ phạm chẳng có ai là các nữ sinh “cành vàng lá ngọc” cả. Bọn họ chẳng qua là mấy thanh niên dạt nhà, nạn nhân và thủ phạm từng sống với nhau như vợ chồng, và rồi ghen tuông với nhau, hạ nhục nhau cho bõ ghét.
Phiền toái, dĩ nhiên xảy ra với rất nhiều người - nạn nhân và thủ phạm - đặc biệt là người đã tung clip đó lên mạng. Đó mới là người trong chốn học đường xịn. Cậu sinh viên này đã bị công an triệu tập và đang bị dư luận lên án vì đã “Gắn mác “nữ sinh” cho clip để tăng “hot”. Chưa rõ hành vi tung clip mang tính bạo lực này có bị truy cứu trách nhiệm gì hay không (cái đó còn chờ cơ quan công an kết luận), nhưng rõ rằng, hành vi gắn mác nữ sinh cho clip đánh nhau của dân giang hồ, khiến cộng đồng mạng bị “hố” thì cậu ta đáng bị... lên án lắm.
Song sự việc này để lại rất nhiều suy nghĩ về cách ứng xử của chúng ta với các thông tin chưa được kiểm chứng được tung lên Internet.
Không phải lần đầu, cả thế giới mạng phải “thương vay khóc mướn” nhầm chỗ. Tôi nhớ clip “Mỹ nữ đi ăn mày” ở Trung Quốc cách đây ít lâu cũng để lại bao nhiêu xuýt xoa và xót xa là vì gái đẹp như tiên sa cá lặn như thế mà phải khổ thế. Sự việc bị lật tẩy, thực ra, cô gái ấy chẳng qua là... gái bán dâm, với một seri hình ảnh minh chứng cách ăn chơi của cô ta, còn việc hát rong xin tiền thì giống như một trò đùa.
Bây giờ hoặc là từ “xôn xao” rất rẻ rúng, hoặc là cộng đồng mạng đa phần... rỗi việc, nên rất dễ “xôn xao” về những thứ không rõ nguồn gốc, không được kiểm chứng. Một bức ảnh, một clip tung lên dù cụ thể đến đâu cũng chỉ là một lát cắt nhỏ bé của cuộc sống (thậm chí còn bị dàn dựng, gán ghép), chứ chưa nói đã là một nửa sự thật. Mà ai cũng biết câu một nửa của sự thật thì chưa chắc đã phải là sự thật.
Để làm tăng thêm cho độ “hot” của những lát cắt này, người ta có xu hướng gắn cho những mỹ từ dễ tạo ra ảo tưởng. Ví dụ trong clip kia, nếu cô gái quả thực là học trường Đại học X, thì phải gọi là sinh viên chứ? Nhưng ai cũng biết từ “sinh viên” có vẻ kém hot hơn từ “nữ sinh” - là từ mặc nhiên có nội hàm chỉ những cô gái tuổi teen ngây thơ, trong sáng, cần được che chở, bảo vệ... Đó là lý do mà truyền thông mạng luôn tận dụng mọi cơ hội để gắn mác “nữ sinh” (hoặc các từ như “teen”, “9x”) cho những đối tượng nữ liên quan hòng thu hút sự chú ý của công chúng.
Ai cũng biết là trong cuộc đời này, mỗi người đều có nhiều vai, khi sự việc xảy ra ở vai nào thì nên gọi đúng vai đó. Nếu các cô gái đánh nhau trong phạm vi trường học hoặc trong đồng phục nữ sinh thì mới nên dùng từ “nữ sinh”.
Còn nếu việc xảy ra ở ngoài nhà trường, khi mọi người đều bình đẳng ở tư cách công dân thì đừng nên lạm dụng từ “nữ sinh”, dù nhân vật có thể là nữ sinh thật sự. Tôi lấy một so sánh đơn giản, hầu hết các thanh thiếu niên từ tuổi trung học phổ thông trở lên đều là đoàn viên. Nếu bất cứ chuyện xấu, đẹp gì liên quan đến người trong tuổi đoàn trên toàn quốc mà khi đưa tin đều gắn với chữ “đoàn viên” thì vấn đề sẽ đi đến đâu?
Như trong bài đã nói, những thông tin mới nhất cho thấy, nạn nhân và thủ phạm trong clip đánh người lột áo kể trên là trong đội quân dạt nhà, thường la cà ở quán net, thậm chí sống với nhau như vợ chồng. Nói chung, với “bề dày thành tích” như thế, mâu thuẫn như thế, sẽ có người nghĩ, thì bị đánh là... phải rồi. Hoặc chúng nó đánh nhau chẳng liên quan gì đến... đạo đức xã hội cả.
Song, với tư cách công dân, thì bất cứ nạn nhân nào cũng cần được pháp luật bảo vệ, và cô gái bị đánh kia, dù không phải là nữ sinh, dù quả thực là thuộc đội quân “dạt nhà” (cái này cần phải được xác minh chính xác) cũng rất cần phải được bênh vực.
Hành vi đánh người lột áo, dù là giang hồ trả thù nhau, vẫn bị xem xét dưới góc độ hành vi “làm nhục người khác”. Vì thế, công luận nên tiếp tục vào cuộc để lên án những hành vi này, bảo vệ cô gái vô hình trung bị/được “gắn mác” nữ sinh trong clip trên. Đằng sau mỗi con người luôn là một số phận đáng phải quan tâm, nhất là đằng sau một cô gái trẻ. Đừng nghĩ vì cô thuộc thành phần dạt nhà, mà quay lưng lại.
Với cách nhìn đó, thì hành vi tung clip trên cũng cần phải xem xét thấu đáo giữa “công” và “tội”.
Ngô Khởi
| | | | |
| | | | |
|
|
| Chẳng phải nữ sinh, là cô gái “dạt nhà” thì sao?Thứ hai, ngày 16 tháng năm năm 2011 | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự. * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn. * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề. Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
|
|