| |
|
| |
| [Version 9x] Chuyện rằng ở nước Văn Lang Thời @ [Last Part] | |
| | Mon Apr 11, 2011 9:52 pm | | | | | No matter what other people say or do. What matters is how I choose to react and what I choose to believe about myself. | | | | |
| [Thành viên] - duongdpltAdministrators
| Giới tính : Posts : 42 Points : 5175 Thanked : 4 Birthday : 22/03/1991 Join date : 12/01/2011 Age : 33 Đến từ : Bến Tre Châm ngôn sống : No matter what other people say or do. What matters is how I choose to react and what I choose to believe about myself.
| Giới tính : Posts : 42 Points : 5175 Thanked : 4 Birthday : 22/03/1991 Join date : 12/01/2011 Age : 33 Đến từ : Bến Tre Châm ngôn sống : No matter what other people say or do. What matters is how I choose to react and what I choose to believe about myself.
| | Tiêu đề: [Version 9x] Chuyện rằng ở nước Văn Lang Thời @ [Last Part] | |
| | | | | | Tiêu đề: [Version 9x] Chuyện rằng ở nước Văn Lang Thời @ [Last Part]
| | | | Thạch Sanh vs Lý Thông [Version 2] Đàn kêu tích tịch tình tang Ai mang công chúa dưới hang trở về. Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa tại quận Cao Bình (Nay là Đống Đa, Hà Nội) có một đôi vợ chồng già Thạch Nghĩa sống với nhau đã gần đất xa trời mà vẫn không có con. Cả hai buồn lắm. Họ ngày đêm cầu nguyện mong ông trời thương mà cho một đứa. Họ ra sức làm việc thiện, giúp đỡ tất cả mọi người trong làng, từ vo gạo, nhặt rau đến xây nhà, chẻ củi... Thế rồi, không biết có phải ông trời đã động lòng hay không mà từ ngày có một người đàn ông mạnh khoẻ về làm hàng xóm, Thạch Bà đã có mang. Nhưng kìa lạ chưa. Bà mang thai đã gần 3 năm mà vẫn chưa sinh nở. Thế rồi do tuổi già, sức yếu, mặc dù đã được các lang băm trong làng tận tình cứu chữa, Thạch Ông mất đi, hưởng thọ 92 tuổi. Sau khi chồng mất, Thạch Bà đã sinh hạ được một bé trai vô cùng kháu khỉnh. Bà đặt tên con là Sanh. Được vài năm sau, Thạch Bà cũng mất. Sanh phải sống côi cút trong túp lều tranh dưới cây đa đầu làng, chỉ có một cái khố che thân và một chiếc rìu bổ củi. Càng lớn, chàng càng khôi ngô tuấn tú khiến gái trong làng chết mê chết mệt, nhất là những lúc chiếc khố được mang đi giặt. Họ thường trêu đùa chàng, đem dấu nhẹm chiếc khố chàng phơi trên cành đa và sau đó hùa nhau đốt lá thổi khói vào túp lều. Cuộc sống yên ả cứ thế trôi đi và nhờ có Sanh, gái làng mắt cô nào cũng sáng như sao. Một ngày nọ, có một anh bán rượu họ Lý tên Thông đi ngang qua cây đa. Thông năm nay 31 tuổi, đã có 2 tiền án về tội sản xuất rượu giả. Khuôn mặt Thông quắt lại. Đôi mắt ti hí mà lúc to nhất cũng chỉ bằng khi người khác cười to. Mấy sợi lông dài trên mép như phụ hoạ cho nét gian thần. Chiếc răng khểnh dường như sẽ bù lại nét đẹp cho Thông, nếu như xung quanh nó còn đủ 10 chiếc khác... Nhìn thấy Sanh, Thông như mở cờ trong bụng. Vẻ chất phác hiền lành của Sanh đã khiến anh ta nảy ý định lợi dụng. Thông bèn rủ Sanh kết nghĩa anh em và tặng ngay Sanh chiếc quần soọc đang mặc, khiến Sanh cảm động vô cùng. Kể từ đó, Sanh về ở nhà Thông, mặc cho gái làng ra sức ngăn cản. Bấy giờ có một con trằn tinh vô cùng hung ác. Mỗi năm nó bắt làng phải cũng cho nó một người để ăn thịt. Nhà vua đã bao lần sai quân lính đi bắt trằn tinh nhưng do có phép thần thông nên thường thì quân lính một đi và không bao giờ trở lại. Năm đó đến lượt họ Lý phải cúng mạng. Lý Thông sợ lắm. Nghĩ đến cảnh trằn tinh nhai chân, nhai tay, nhai thân mình và chừa ra cái mặt vì không nuốt nổi là Thông lại vã cả mồ hôi. Bỗng nhiên, Thông chợt nghĩ đến Sanh, và trên môi Thông nở một nụ cười mà không bàn phím nào tả nổi...
Đêm hôm đó, Thạch Sanh cầm rìu bước vào rừng. Bỗng nhiên trời nổi gió đùng đùng. Cây cối bỗng đổ rạp. Âm khí tràn đến lạnh sống lưng. Một con trằn tinh khổng lồ và dữ tợn lao đến làm Sanh tỉnh hẳn rượu. Nhớ lại lúc chiều, chàng mới nhận thấy sao mà anh Thông lại vô cùng khác lạ. Anh ta bắt hẳn một con gà của nhà bên lạc vào vườn rồi rủ Sanh uống rượu. Sau đó bảo rằng vua sai vào rừng rồi nhờ Sanh đi thay và trước khi Sanh đi, anh ta đã không quên xin lại chiếc quần soọc. Hoá ra là vậy, Sanh đã nhận ra dã tâm của người anh kết nghĩa. Điên tiết, Sanh phi thẳng chiếc rìu vào trằn tinh khiến nó chết ngay tại chỗ và hoá nguyên hình là một con trăn. Sanh chặt đầu trằn tinh mang về nhà làm bằng chứng, còn thịt bán cho làng Lệ Mật. Lại nói về Lý Thông, nửa đêm thấy sấm chớp ầm ầm thì biết là đã có chuyện. Hắn ung dung mở tủ lấy vò rượu ra uống mừng thoát chết, vừa uống vừa xem trận Anh - Bồ. Hắn hâm mộ Beckham lắm, nhất là mấy cú sút phạt của anh. Chiều nào hắn cũng mang bóng ra sân đình tập sút, nhưng thường thì chỉ có giầy bay đi còn bóng thì không hề xê dịch. Bỗng nhiên có tiếng gõ cửa và tiếng gọi của Thạch Sanh. Lý Thông không một chút sợ hãi, mở cửa cho Sanh vào. Sau khi nghe Sanh trách mắng, Thông mới bình tĩnh mà rằng trằn tinh là của vua nuôi, bây giờ giết nó ắt sẽ bị vua trị tội. Hoảng sợ, Sanh vứt đầu trằn tinh ở lại, một mạch nhảy tàu trở về túp lều năm xưa. Còn Lý Thông mang ngay đầu của trằn tinh vào cung và được vua phong làm đô đốc, ngày ngày hưởng thụ cuộc sống vương giả trong triều. Nói về Thạch Sanh, từ khi trở về gốc đa, chàng đã làm cho các thiếu nữ vui mừng khôn xiết. Những ngày Thạch Sanh đi, họ đã bảo nhau chất đầy cả một kho lá khô để chờ ngày chàng trở về. Thời gian cứ thế trôi đi. Cho đến một ngày như thường lệ Sanh vào rừng đốn củi. Bống chàng thấy một con đại bàng đang quắp một thiếu nữ bay ngang qua. Chàng bèn lấy cung tên nhằm đại bàng bắn lia lịạ, khiến cho người thiếu nữ mấy phen hoảng hồn mà chắp tay xin chàng đừng bắn nữa. Chạy theo hướng chim bay, chàng phát hiện ra nơi ẩn náu của đại bàng là một cái hang rất kiên cố. Sanh liền đánh dấu cửa hang, quay trở về nhà chờ thời cơ giải thoát người đẹp mà không hề biết đó chính là công chúa con vua bị đại bàng bắt cóc. Trên đường về, tình cờ gặp lại Lý Thông đang nhận lệnh của nhà vua đi tìm công chúa. Gặp Thông, chàng mừng mừng tủi tủi. Chàng liền kể cho Thông biết nơi ẩn náu của đại bàng. Thông mừng lắm, lập tức bảo Thạch Sanh dẫn đường đến hang. Sau khi biết người thiếu nữ chính là công chúa, thấy tương lai rộng mở, Sanh bèn bảo Thông để mình xuống cứu nàng. Không đợi Thông trả lời, chàng bèn nhảy ùm xuống hang và rơi trúng đại bàng khiến chim dữ chết không kịp ngáp. Gặp Sanh, đứng trước một người đàn ông chỉ khoác trên mình một chiếc khố, công chúa bỗng thấy trong lòng xốn xang lạ thường. Đôi mắt cô nhìn như hút hồn vào khuôn mặt cương nghị của Sanh và cô thầm cảm ơn trời đã khiến mình bị lác. Thời gian dường như ngừng trôi, không gian tĩnh mịch, nghe rõ cả tiếng công chúa nuốt nước miếng. Thế rồi quân lính thả dây xuống. Sanh buộc công chúa vào dây và bảo lính kéo lên. Chỉ chờ có vậy, Lý Thông liền sai quân lính đẩy đất đá lấp kín cửa hang... Công chúa từ ngày chứng kiến Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, uất ức quá mà hoá câm. Nàng nhớ Thạch Sanh da diết. Ngày quên ăn đêm quên ngủ, thay vào đó là ngủ ngày và ăn đêm. Nàng muốn trả thù Lý Thông, muốn hành hạ hắn cho hả giận. Nàng muốn giật từng sợi lông trên mép hắn và bẻ nốt chiếc răng cuối cùng ở hàm trên của Lý Thông. Thế rồi một ngày nọ, bỗng văng vẳng tiếng đàn ai oán. Tiếng đàn như kể đầu đuôi câu truyện. Tiếng đàn tố cáo tội ác của Lý Thông, trách than sự hững hờ của công chúa. Nó rền rĩ, ngân nga, thánh thót, bay bổng khắp cung đình. Nghe tiếng đàn, công chúa bỗng bật cười vì chưa bao giờ thấy bản nhạc nào lạ tai đến vậy. Nàng bèn gặng hỏi quân lính và được biết người đánh đàn chính là Thạch Sanh đang bị giam cầm. Quá bất ngờ, công chúa chạy vút xuống ngục tối. Cả hai gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Và lần này, để có thể nhìn được nét mặt của Thạch Sanh, công chúa đã phải ngước lên trời. Thì ra lúc bị Lý Thông hãm hại chôn sống, lần mò trong bóng tối Thạch Sanh đã tình cờ giải thoát được cho Thể Tuỳ con trai vua Thuỷ Tề cũng bị đại bàng bắt cóc. Chàng được nhà vua tặng cho một cây đàn thần, khi gảy lên thì tiếng đàn sẽ như cất tiếng nói thay cho lời giãi bày của người chơi đàn. Trở về túp lều ngày nào, Thạch Sanh mời dân làng đến thưởng thức tiếng đàn, đồng thời nghe đàn nói lên lời tâm sự của chàng. Nhưng chỉ được một lúc thì không còn một ai vì tiếng đàn thì thôi rồi vô cùng lộn xộn. Nói về hồn phách của trằn tinh và đại bàng. Chúng rắp tâm trả thù người đã giết chúng. Cả hai lẻn vào cung và ăn trộm vàng bạc châu báu của nhà vua rồi đem giấu nơi túp lều của Thạch Sanh. Sau đó chỉ cho quân lính đến bắt chàng. Vậy là chàng bị giam vào ngục cho đến ngày gặp công chúa. Ngay sau biết rõ sự tình, công chúa đã nói với vua cha cho bắt Lý Thông. Thạch Sanh thương tình xin tha, Lý Thông được nhà vua cho về quê. Trước khi thả, vua sai quân lính trói chặt Lý Thông để công chúa thực hiện được mong muốn hành hạ Lý Thông của mình. Thông trên đường đi bị sét đánh chết, biến thành con bọ hung. Thạch Sanh sau này được làm phò mã. Hoàng tử của 18 nước chư hầu tức giận vì nhà vua gả công chúa cho một kẻ nghèo hèn bèn lập mưu xâm chiếm đất nước. Nhờ có chiếc nồi thần ăn mãi không hết, Thạch Sanh đã giúp quân sĩ nhanh chóng giành thắng lợi, đẩy lui quân địch. Kể từ đó, dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Thạch Sanh cùng công chúa sống đến đầu bạc răng long.
The End | | | | |
| | | | |
|
|
| [Version 9x] Chuyện rằng ở nước Văn Lang Thời @ [Last Part] | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | | * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự. * Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn. * Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề. Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
|
|